Trong phần mở đầu của GES+ (Global Entrepreneurship Summit 2016), có chia sẻ ngắn 15 phút của John Doerr – người được xem là huyền thoại của Silicon Valley, là mentor của các founder và CEO nổi tiếng của Google, Facebook, … Sự xuất hiện của John Doerr (cũng như 1 số speaker nổi tiếng khác) là lý do làm cho GES cực kỳ đặc biệt. Đây là Career Advices của John Doerr dành cho khán giả, không phải chỉ về khởi nghiệp mà là những lời khuyên về sự nghiệp dành cho tất cả mọi người. Vì những lời khuyên này rất “đồng điệu” với những gì mình hay trao đổi với các bạn trẻ nên mình muốn lược dịch và chia sẻ.
Tìm kiếm cơ hội để học hỏi và phát triển, không chỉ vì lương
Bạn nên luôn tìm kiếm những cơ hội để học hỏi những kỹ năng mới và phát triển kỹ năng của mình. Lương chỉ là một yếu tố phụ, quan trọng hơn là bạn phát triển nhanh tới mức nào, lương lúc đó sẽ không phải là vấn đề. Lời khuyên này khá quan trọng nhất là với những đất nước như VN, đang có rất rất nhiều bạn trẻ bước vào những giai đoạn đầu của sự nghiệp của mình.
Xây dựng một nền tảng vững chắc với những kinh nghiệm thực tế
Mỗi người đều mang theo những kỹ năng đặc trưng cho riêng mình để tạo sự khác biệt. Kể cả bạn muốn làm founder, bạn cũng phải có những kỹ năng chuyên môn cho mình: có thể kỹ năng bán hàng, launch sản phẩm mới, hay là quản lý vài mươi chục người. Hãy luôn tập trung vào xây dựng 1 nền tảng vững chắc cho mình, thông qua việc liên tục tìm kiếm được cơ hội để học hỏi và phát triển.
Luôn tạo dựng các mối quan hệ lâu dài
Bạn hãy phát triển những mối quan hệ thật sự cá nhân, tập trung vào sự bền vững và có giá trị thay vì chỉ là quen biết đơn thuần. Hãy duy trì cho bản thân vài người mentor để có thể cho lời khuyên và giúp đỡ bạn. Cho dù bạn ở đâu, các mối quan hệ sẽ luôn là mở đường cho những cơ hội mới.
Tham gia sớm vào những công ty đang phát triển bùng nổ
Đó có thể là Intel vào năm 1974, Google vào năm 2001, Facebook năm 2006 hay Uber năm 2014, … là những thời điểm tuyệt vời để tham gia những công ty này và cùng họ xây dựng nên những startup thành công. Bạn sẽ được học nhiều thứ khi công ty đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ cũng như được hưởng nhiều quyền lợi khi công ty đã lớn mạnh.
Khi thời điểm đến, hãy đánh cược! (tham gia startup, mở công ty, …)
Nếu bạn thấy thời điểm đã đến, hãy “chơi liều” để theo đuổi cơ hội. Có thể là tham gia 1 startup mới nổi, hoặc mở công ty cho riêng mình, hoặc theo đuổi 1 công việc bạn chưa bao giờ làm.
Chỉ cần bạn tin vào bản thân mình.
Những người có khả năng lãnh đạo và nhiều kinh nghiệm quản lý con người luôn được chào đónCái này đúng cho cả Silicon Valley và Việt Nam. Nếu bạn có khả năng quản là lãnh đạo con người, luôn có nhu cầu rất lớn từ mọi công ty từ bạn. Do đó, cứ trui rèn và (quay lại ý 1) tìm kiếm cơ hội cho mình được phát triển nhanh nhất có thể.
Vào cuối ngày đầu tiên của GES+ là phần Ignite Talks của Patrick Collison – co-founder & CEO của Stripe, một trong những giải pháp thanh toán hàng đầu thế giới, nhất là dành cho những sản phẩm công nghệ. Đây là một số lời khuyên của Patrick dành cho các bạn đang khởi nghiệp.
1. Chọn làm những việc không “scale”
Đây không phải là lời khuyên mới, bài viết hay nhất về ý này là của Paul Graham mà mình đã học và luôn làm theo trong suốt 3-4 năm nay. Ngắn gọn là có những việc mà bạn phải làm rất thủ công, không thể tự động hóa hoặc có vẻ không có tác động hàng loạt trên số lượng lớn (nhân viên/khách hàng), nhưng đó lại là những việc rất quan trọng.
Ví dụ: tuyển người (ít nhất là khi phải lựa chọn người giỏi), phát triển con người, tích lũy kinh nghiệm .. Khi bạn làm startup, bạn thường chạy theo những việc “lớn”, nhưng có những việc nhỏ cũng quan trọng không kém. (Xem thêm bài viết của Paul Graham)
2. Không ngừng tối ưu cho người dùng
Những tối ưu này có thể là về trải nghiệm người dùng (UX), về việc họ bắt đầu sử dụng sản phẩm (onboarding). Ví dụ của Stripe là giao diện cực kỳ đơn giản và dễ sử dụng – để làm được việc đó, phải cần rất nhiều đầu tư về công nghệ. Hoặc lúc ban đầu khi Stripe chỉ mới vài khách hàng đầu tiên, khi làm đăng ký tài khoản mới, Patrick phải chạy ra ngân hàng làm mọi thủ tục giùm khách hàng. Và khi mọi chuyện xong xuôi, khách hàng ngạc nhiên vì sao “dễ dàng” quá vậy. Đây là một cách suy nghĩ rất quan trọng cho dù bạn đang làm trong bất kỳ lĩnh vực nào.
3. Xây dựng những sản phẩm không biên giới
Stripe đang hoạt động 25 nước trên thế giới và khách hàng đến từ khắp mọi nơi. Nên lời khuyên là xây dựng những sản phẩm mà không bị giới hạn bởi quốc gia và lãnh thổ.
(thật ra đây luôn là 1 chủ đề tranh luận khá nhiều ở Việt Nam – xây dựng sản phẩm toàn cầu từ đầu, hay xây dựng sản phẩm cho Việt Nam).
4. Tận dụng “bán” những gì bạn có (dịch thoáng từ arbitrage = giao dịch mua bán)
Mỗi startup đều phát triển từ 1 môi trường nhất định (như Silicon Valley, China, SEA, ..) do đó bạn cần biết được những lợi thế môi trường của mình đang có, và dùng chính việc đó làm lợi thế cho mình. Với Stripe là lợi thế của Silicon Valley và cũng như ở Mỹ (ví dụ Stripe Atlas là dịch vụ mở công ty và tài khoản ở Delaware – việc rất dễ dàng để làm để giúp cho startup có thể giao dịch và nhận đầu tư). Hoặc ở Việt Nam có thể lợi thế là về kỹ sư, thị trường trẻ, v.v…
5. Xóa nhòa mọi khoảng cách địa lý
Cũng hơi tương tự như ý 3, nhưng hướng về việc tạo ra những công ty toàn cầu. Như việc các công ty có team ở những người khác nhau, mọi người đều có thể làm việc chung vì bây giờ là 1 thế giới kết nối (connected world) nên khoảng cách địa lý không còn là vấn đề nữa. Nó cũng là 1 lý do rất lớn của GES khi muốn đem entrepreneur từ toàn thế giới lại với nhau và tạo ra những mối quan hệ kết nối lâu dài.
6. Hãy thuê những người có thể tạo ra sự khuyếch đại
Hình dung về 1 cái cây, những nhánh mạnh sẽ tạo ra nhiều nhánh khác mới, tạo ra nhiều lá và hoa quả hơn. “Amplifier” như những cây mạnh, sẽ giúp founder xây dựng nên 1 công ty mạnh. Stripe mất 1 năm để thuê được người đầu tiên, và 1 năm sau đó để lên 10 người vì 2 bạn founder đã rất cẩn thận lựa chọn người phù hợp nhất cho “core team” này. Đến bây giờ lựa chọn đó cũng giúp Stripe phát triển rất nhanh về sau.
Tại sao điều này quan trọng?
Những người đầu tiên của team bạn sẽ là những người tạo ra văn hóa, nền tảng về cách làm việc, cũng như đặt ra chuẩn mực cho mấy chục, mấy trăm thậm chí mấy ngàn thành viên sau này (trừ phi bạn dọn dẹp hết team làm lại từ đầu). Do đó chọn đúng người rất quan trọng (ko chỉ Patrick mà hơn 5 speakers khác lặp lại ý này trong suốt mấy ngày events)
7. Hoạt động có nguyên tắc
Công ty phải có những nguyên tắc hoạt động rõ ràng để cho mọi thành viên biết được phải cư xử thế nào, phải ra quyết định ra sao, … Đây cũng là lý do giúp Patrick cân bằng được việc thuê người cẩn thận và nhu cầu phải phát triển công ty lúc đầu tiên vì nguyên tắc của Stripe là chọn đúng người để họ có thể tự phát triển tốt nhất cùng công ty. Nguyên tắc cũng sẽ là cách giúp để công ty khi lớn lên cũng sẽ có 1 nền tảng vững chắc.
—–Bài viết này được lược dịch nhanh trong event cho nên sẽ còn vài chỗ hơi lủng củng, mong bạn thông cảm và cứ chia sẻ và phản hồi với mình.
Đây là link đến phần 2 của loạt bài này #ges2016 #greatadvicesilearnt