Thời hoàng kim của UX sắp hết!
Bạn tác giả này làm 1 UX Design Agency ở Berlin, Đức từ 2011, và trải qua 6 năm thăng trầm nhìn lại thì giật mình nhận ra thời hoàng kim của UX sắp tịt rùi nên viết bài tâm tình cảnh báo cho bà con đồng đạo. Theo bạn thì Golden Age của UX là từ 2010 – 2017, và bây giờ UX là 1 cái gì đó mặc nhiên, user cũng đã biết rõ mình mong đợi gì. Cho nên sản phẩm có Good UX thì cũng coi như bình thường hay commodities (hàng chợ).
Nói vậy thui chứ Việt Nam thường trễ hơn 2-3 năm, và UX hiện giờ cũng chỉ mới bắt đầu thành hình và cũng chưa hẳn là được hiểu đúng hoàn toàn (bởi doanh nghiệp), nhưng người dùng thì đã bắt đầu mong đợi nhiều hơn từ sản phẩm (ít nhất là sản phẩm công nghệ). SSS từ ngày đầu cũng làm UX nhiều, nên thấy UX ở VN thật ra cũng chỉ bắt đầu chập chững từ 2013- 2014, và theo đà này chắc kéo được tới 2020 cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự (hoặc thậm chí sớm hơn).
Vậy lời khuyên của bạn Jonathan này là các UX Designer (Nhà thiết kế trải nghiệm người dùng) nên bắt đầu chuyển hướng sớm sang Product Designer (Nhà thiết kế sản phẩm). Mà hai vai trò này khác nhau chỗ nào?
UX Designer trước đây có thể coi là người duy nhất hiểu và đại diện cho tiếng nói người dùng, cho nên “quyền lực” cũng nhiều hơn. Ví dụ như có 1 tranh luận hay quyết định nào về sản phẩm hoàn toàn có thể quăng cái “kim bài miễn tử” kiểu “UX phải vậy”, “Người dùng muốn vậy”, “Chuẩn UX là thế”, … Nhưng giờ thì nó không đủ nữa.
Product Designer thì ko chỉ dừng lại ở User Experience, mà còn phải lo rộng ra hơn, cả về Product Strategy (chiến lược sản phẩm), Product Growth (Tăng trưởng) và Product Marketing.
+ Chiến lược sản phẩm:
Đây là từ rất nhiều người sợ, ko chỉ là designer đâu. Kể cả nhiều người có cái namecard CEO nhưng cũng hem biết thật sự phải giải thích chiến lực là thế nào. Trong bài có mấy link về chủ đề chiến lược khá hay. Còn lại hiểu đơn giản là sản phẩm mình đang xây dựng nó liên hệ gì đến những hoạt động khác của công ty, nó đang đem lại giá trị gì: là để có thêm khách hàng? thu thập dữ liệu? một kênh phân phối? hay chỉ mang tính xây dựng thương hiệu?…
Kinh nghiệm bản thân là cũng nhiều bạn UX Designer và thậm chí Product Manager chưa có kinh nghiệm, chỉ quan tâm đến người dùng mà hoàn toàn quên mất vai trò của sản phẩm mình trong bức tranh chung, nhất là với những công ty không phải thuần công nghệ.
+ Tăng trưởng:
Bạn đang làm sản phẩm ra thì cũng phải quan tâm đến sự tăng trưởng của sản phẩm mình, và quan trọng không phải chỉ có tăng người dùng là đủ. “Growth” đối với mỗi công ty là mỗi khác, bạn cần biết chính xác mình đang “drive growth” hay kéo sự tăng trưởng chung của cả công ty mình thế nào. Cho nên những thuật ngữ như “Activation”, “Engagement”, “Conversion Rate”, “Return rate”, “Life Time value”, “MAU”, “DAU”, … mà công ty bạn đang xem là chỉ số (metrics) quan trọng thì bạn cần hiểu chính xác. Từ đó xác định được mỗi quyết định về sản phẩm của mình ảnh hưởng cái chỉ số này thế nào.
+ Marketing:
Dù bạn làm sản phẩm “cool” thế nào mà ko nghĩ đến việc marketing cho sản phẩm này ra sao thì bạn cũng đang ko làm tốt vai trò của mình. Ví dụ đơn giản là nếu bạn xây một mobile app, người dùng sẽ có những chỗ nào và lý do gì để phải tải cái app của bạn. Câu trả lời kiểu “cứ tải lên App store rồi chạy ads” là chứng tỏ bạn thất bại rồi đó. Tương tự với chiến lược sản phẩm, nêu công ty bạn là công ty không phải thuần công nghệ thì bạn phải nghĩ xem cách marketing cho sản phẩm công nghệ mình vừa xay dựng này làm sao đưa vào các kênh marketing khác hiện có của công ty ra sao.
Mình thấy rất nhiều công ty truyền thống của VN cũng đang bắt kịp trào lưu và xây dựng thêm những sản phẩm công nghệ bổ trợ cho ngành kinh doanh chính, tuy nhiên khi sản phẩm này tung ra thì nó bị lạc quẻ hoàn toàn với chiến lươc chung, cũng như không hòa nhịp vào được các hoạt động marketing hiện tại của doanh nghiệp.
Túm lại cái nữa, công việc của bạn chính là “creative problem solver” , và để làm tốt vai trò của mình trong bối cảnh các vấn đề (problem) cần được giải quyết càng lúc càng lớn lên, khó hơn và rộng ra, bạn phải tự trang bị thêm kỹ năng và kinh nghiệm, cũng như góc nhìn rộng hơn đề luôn có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
Nói chung, nếu bạn hứng thứ UX, hứng thú về phát triển sản phẩm thì nên bắt đầu bổ sung kỹ năng cho mình là vừa. Nói 2-3 năm vậy chứ nhanh lắm, khi đó nếu bạn thật sự trở thành Product Designer thì đảm bảo bạn là hàng “hot”, giống như giờ UX Designer là hàng đang rất “hot” (mặc dù chủ yếu đang là các bạn graphic designer bắt đầu học UX, nhưng dù sao vẫn là 1 tín hiệu tốt).
Dù mọi thứ phát triển ra sao thì nghề này đảm bảo không thiếu đất diễn đâu
Link hay để đọc tiếp:
Bài gốc:
https://uxplanet.org/the-golden-age-of-ux-is-over-ac318099c5b9
https://hackernoon.com/wtf-is-a-strategy-bcaa3fda9a31
https://growthhackers.com/posts
https://www.uxpin.com/studio/blog/bad-ux-makes-users-blame/
Bài chia sẻ trên Facebook: