Iteration – liên tục cải tiến hay là chết
Đối với các bạn làm startup thì thuật ngữ “iteration” , ở đây mình tạm dịch là “liên tục cải tiến”
iteration: the process of doing something again and again, usually to improve it, or one of the times you do it
Từ iteration thường được dùng nhiều nhất đối với Product (sản phẩm), nhất là sản phẩm công nghệ vì sản phẩm cần được liên tục cải tiến và xây dựng thêm. Đó như một phần tất yếu của việc phát triển sản phẩm.
Từ iteration lại ít được dùng hơn đối với Business model (mô hình kinh doanh), mặc dù bản chất của startup chính là đi tìm mô hình kinh doanh phù hợp nhất cho sản phẩm hay giải pháp mình xây dựng ra. Business model thường chỉ được làm 1 lần duy nhất lúc ban đầu thông qua Business Model Canvas hoặc một vài công cụ hoặc kiểu mẫu khác nhau.
Tuy nhiên sau đó thường sẽ bị lãng quên khá lâu bởi vì startup cứ tập trung đi theo hướng ban đầu, hoặc có sự thay đổi nhưng lại không ghi xuống kỹ lưỡng. Việc ghi (document) những sự thay đổi này thực chất là để startup có thể nhìn lại mọi thứ mình đang làm 1 cách bài bản nhất. Đó chính là khái niệm “work on the business” so với “work in the business”.
Hay luôn nhớ:
Startups are organizations in search for a repeatable business model (Steve Blank)
Và cuối cùng từ iteration lại ít được dùng cho Process (quy trình). Process đơn giản là những bước thực hiện các hoạt động trong doanh nghiệp, ví dụ như:
Quy trình bán hàng B2B tổng quát bao gồm tiếp cận doanh nghiệp → gởi thông tin giới thiệu → demo sản phẩm → cho thử nghiệm → ký hợp đồng (đây là cách viết chung tổng quát, chưa đủ chi tiết)
Quy trình phát triển sản phẩm: Lấy yêu cầu → thiết kế UI/UX → team dev lên estimate → lập trình → kiểm thử (QA) → go live.
Chắc chắn trong startup của bạn đang có rất nhiều quy trình (chính thức và không chính thức) như vậy.
Câu hỏi ở đây là: bao lâu rồi bạn quên “iterate” quy trình của mình?
Có thể bạn ko cố tình “iterate”, nhưng chính những quy trình đó sẽ tự “iterate”. Bằng cách nào? Bởi chính những người đang vận hành quy trình đó như team sale, team dev, team nhân sự, … Vì họ trực tiếp làm nên sẽ thấy cái nào là tốt nhất, nhanh nhất, tiện nhất, … Nhưng cũng có khả năng sự thay đổi hoặc tiến hóa tự nhiên này không phải là tốt nhất cho công ty do không được nhìn nhận một cách đầy đủ và toàn diện.
Vậy lời khuyên ở đây là hãy nhưng Process trong công ty của bạn cũng như những Product bạn đang xây, nó cũng cần liên tục cải tiến và phát triển để có thể làm được nhiều hơn, tốt hơn và hiệu quả hơn với “khách hàng” của nó – ở đây chính là nội bộ nhân viên, là sự thành công của công ty bạn đang xây và gián tiếp là khách hàng của bạn đó.
Tương tự vậy, bạn cũng hay dành thời gian để iterate Business Model của mình nữa, xem lại xem nó còn phù hợp không, giống như thực tế không. Và hơn nữa, nó cũng là cơ hội để bạn nâng nó lên 1 level mới để kéo theo sự tăng trưởng vượt trội cho startup của bạn đó.